Đoạn xa lộ Hà Nội 15 năm chưa hoàn thành mở rộng

13/04/2025
|
0 lượt xem
Giao Thông Thời Sự
Đoạn xa lộ Hà Nội 15 năm chưa hoàn thành mở rộng

Khởi công từ năm 2010, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội dài 15,7 km (đoạn từ cầu Sài Gòn đến giáp nút giao Tân Vạn, Bình Dương). Theo Sở Giao thông công chánh TP HCM dự án hiện hơn 91% tiến độ.

Công trình có kinh phí hơn 4.900 tỷ đồng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) do Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) làm nhà đầu tư. Phần đường mở rộng 12-16 làn xe, sẽ hoàn thành trong vòng 36 tháng. Tuy nhiên hiện tuyến đường mới mở rộng được 11,5 km từ cầu Sài Gòn đến nút giao Trạm 2. Phần còn đến nút giao Tân Vạn còn dang dở.

Trong ảnh là một nhánh hầm chui nút giao Trạm 2, (hướng cầu sài Gòn về cầu Đồng Nai) thuộc dự án chưa xong vì vướng mặt bằng. Sau 9 năm triển khai, hiện mới có nhánh đối hiện thông xe. Tính cả đường dẫn, mỗi hầm chui có tổng chiều dài chừng một km, rộng 12 m.

Khởi công từ năm 2010, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội dài 15,7 km (đoạn từ cầu Sài Gòn đến giáp nút giao Tân Vạn, Bình Dương). Theo Sở Giao thông công chánh TP HCM dự án hiện hơn 91% tiến độ.

Công trình có kinh phí hơn 4.900 tỷ đồng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) do Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) làm nhà đầu tư. Phần đường mở rộng 12-16 làn xe, sẽ hoàn thành trong vòng 36 tháng. Tuy nhiên hiện tuyến đường mới mở rộng được 11,5 km từ cầu Sài Gòn đến nút giao Trạm 2. Phần còn đến nút giao Tân Vạn còn dang dở.

Trong ảnh là một nhánh hầm chui nút giao Trạm 2, (hướng cầu sài Gòn về cầu Đồng Nai) thuộc dự án chưa xong vì vướng mặt bằng. Sau 9 năm triển khai, hiện mới có nhánh đối hiện thông xe. Tính cả đường dẫn, mỗi hầm chui có tổng chiều dài chừng một km, rộng 12 m.

Hầm bị vướng khoảng 300 m đường dẫn gần khu du lịch Suối Tiên nên ngưng từ giữa năm 2023. Khu vực trên hiện còn dính mặt bằng của gần 30 hộ dân (bên trái) với diện tích 4.150 m2 do chưa thống nhất mức đền bù.

Hầm bị vướng khoảng 300 m đường dẫn gần khu du lịch Suối Tiên nên ngưng từ giữa năm 2023. Khu vực trên hiện còn dính mặt bằng của gần 30 hộ dân (bên trái) với diện tích 4.150 m2 do chưa thống nhất mức đền bù.

Đoạn từ bến xe Miền Đông mới đến nút giao Tân Vạn bị đình trệ nhiều năm, tạo “nút thắt cổ chai” ở ngay lối ra của hầm chui. Đoạn trên dài hơn 2 km, thuộc tỉnh Bình Dương do Ban Quản lý các công trình giao thông TP HCM (Ban Giao thông) làm chủ đầu tư.

Đoạn từ bến xe Miền Đông mới đến nút giao Tân Vạn bị đình trệ nhiều năm, tạo “nút thắt cổ chai” ở ngay lối ra của hầm chui. Đoạn trên dài hơn 2 km, thuộc tỉnh Bình Dương do Ban Quản lý các công trình giao thông TP HCM (Ban Giao thông) làm chủ đầu tư.

Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng ở khu vực này là 201 hộ ở với diện tích khoảng 17 ha. Dự án đã chi trả bồi thường được 55 hộ, diện tích khoảng 5,5 ha. Hiện, công tác chi tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dừng lại do chênh lệch giá bồi thường giữa TP HCM và Bình Dương.

Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng ở khu vực này là 201 hộ ở với diện tích khoảng 17 ha. Dự án đã chi trả bồi thường được 55 hộ, diện tích khoảng 5,5 ha. Hiện, công tác chi tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dừng lại do chênh lệch giá bồi thường giữa TP HCM và Bình Dương.

Đường trục chính Đông Tây tại TP Dĩ An (Bình Dương) kết nối với bến xe Miền Đông mới đã hoàn thành nhưng vẫn chưa thể kết nối do vướng giải phóng mặt bằng của dự án mở rộng xa lộ Hà Nội.

Đường trục chính Đông Tây tại TP Dĩ An (Bình Dương) kết nối với bến xe Miền Đông mới đã hoàn thành nhưng vẫn chưa thể kết nối do vướng giải phóng mặt bằng của dự án mở rộng xa lộ Hà Nội.

Phần lớn diện tích đất thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, đoạn gần nút giao Tân Vạn đang được sử dụng làm nơi buôn bán xe cẩu, máy móc, làm nhà xưởng, công ty. Hiện đoạn này có 6 làn xe, dự kiến mở rộng lên 113 m.

Phần lớn diện tích đất thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, đoạn gần nút giao Tân Vạn đang được sử dụng làm nơi buôn bán xe cẩu, máy móc, làm nhà xưởng, công ty. Hiện đoạn này có 6 làn xe, dự kiến mở rộng lên 113 m.

Mặt đường đoạn từ bến xe Miền đông mới đến nút giao Tân Vạn nhiều đoạn bong tróc và lún tạo thành những "ổ voi" gây nguy hiểm cho các xe chạy.

Mặt đường đoạn từ bến xe Miền đông mới đến nút giao Tân Vạn nhiều đoạn bong tróc và lún tạo thành những "ổ voi" gây nguy hiểm cho các xe chạy.

Việc chưa hoàn thành mở rộng tuyến đường huyết mạch ảnh hưởng đi lại của người dân. "Mỗi lần đi khu qua ngã ba Tân Vạn và bến xe Miền Đông mới tôi đều bất an vì đường mấp mô, làn xe máy thì nhỏ hẹp nhưng hay bị xe container và ôtô lấn chiếm", ông Lê Văn Tiến cho biết.

Việc chưa hoàn thành mở rộng tuyến đường huyết mạch ảnh hưởng đi lại của người dân. "Mỗi lần đi khu qua ngã ba Tân Vạn và bến xe Miền Đông mới tôi đều bất an vì đường mấp mô, làn xe máy thì nhỏ hẹp nhưng hay bị xe container và ôtô lấn chiếm", ông Lê Văn Tiến cho biết.

Đoạn cuối dự án là nút giao Tân Vạn đang là công trường ngổn ngang do vướng công trường đường vành đai 3, đoạn qua Bình Dương.

Đoạn cuối dự án là nút giao Tân Vạn đang là công trường ngổn ngang do vướng công trường đường vành đai 3, đoạn qua Bình Dương.

Năm 2023, một đoạn xa lộ Hà Nội dài gần 8 km từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức đổi thành Võ Nguyên Giáp, đã hoàn thành mở rộng.

Xa lộ Hà Nội là trục giao thông huyết mạch, song hành Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Việc hoàn thành mở rộng dự án sẽ góp phần giảm ùn tắc và thúc đẩy giao thông ở cửa ngõ phía đông TP HCM.

Con đường có tên ban đầu là xa lộ Biên Hòa, dài 31 km, nối TP HCM với thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961. Xa lộ bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ (trước năm 1975 là cầu Phan Thanh Giản) và kết thúc ở khu vực ngã tư Tam Hiệp. Năm 1984 xa lộ được đổi tên như hiện nay nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội. Một tên khác của con đường này là quốc lộ 52, thường được dùng để chỉ đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến cầu vượt Trạm 2.

Năm 2023, một đoạn xa lộ Hà Nội dài gần 8 km từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức đổi thành Võ Nguyên Giáp, đã hoàn thành mở rộng.

Xa lộ Hà Nội là trục giao thông huyết mạch, song hành Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Việc hoàn thành mở rộng dự án sẽ góp phần giảm ùn tắc và thúc đẩy giao thông ở cửa ngõ phía đông TP HCM.

Con đường có tên ban đầu là xa lộ Biên Hòa, dài 31 km, nối TP HCM với thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961. Xa lộ bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ (trước năm 1975 là cầu Phan Thanh Giản) và kết thúc ở khu vực ngã tư Tam Hiệp. Năm 1984 xa lộ được đổi tên như hiện nay nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội. Một tên khác của con đường này là quốc lộ 52, thường được dùng để chỉ đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến cầu vượt Trạm 2.

Quỳnh Trần

Tin liên quan
Tin Nổi bật