7 món giúp giảm ho, nghẹt mũi nên ăn thường xuyên

03/02/2025
|
0 lượt xem
Các Bệnh Họng - Thanh Quản Sức Khỏe Tai Mũi Họng
7 món giúp giảm ho, nghẹt mũi nên ăn thường xuyên

Mật ong có tác dụng như thuốc giảm ho tự nhiên, làm dịu cơn đau họng. Uống mật ong pha với nước ấm hoặc trà thảo mộc thường xuyên có thể giảm ho dai dẳng. Phụ huynh có thể cho trẻ trên một tuổi dùng một thìa nhỏ mật ong thô pha nước ấm trước khi đi ngủ để giảm ho vào ban đêm. Các đặc tính kháng khuẩn của mật ong cũng chống lại nhiễm trùng, ngăn nghẹt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Mật ong có tác dụng như thuốc giảm ho tự nhiên, làm dịu cơn đau họng. Uống mật ong pha với nước ấm hoặc trà thảo mộc thường xuyên có thể giảm ho dai dẳng. Phụ huynh có thể cho trẻ trên một tuổi dùng một thìa nhỏ mật ong thô pha nước ấm trước khi đi ngủ để giảm ho vào ban đêm. Các đặc tính kháng khuẩn của mật ong cũng chống lại nhiễm trùng, ngăn nghẹt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Gừng là một trong những bài thuốc dân gian chữa ho và cảm lạnh nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp tiêu đờm, giảm nghẹt mũi và làm dịu cơn đau họng. Người lớn có thể cắt nhỏ một vài lát gừng cho vào trà hoặc nước đun sôi trong nước, thêm một chút mật ong để tạo vị ngọt, tăng khả năng chống viêm. Độ cay của gừng góp phần làm thông mũi, giảm ho. Hạn chế dùng gừng cho trẻ nhỏ, nếu dùng chỉ nên vừa đủ để tránh kích ứng.

Gừng là một trong những bài thuốc dân gian chữa ho và cảm lạnh nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp tiêu đờm, giảm nghẹt mũi và làm dịu cơn đau họng. Người lớn có thể cắt nhỏ một vài lát gừng cho vào trà hoặc nước đun sôi trong nước, thêm một chút mật ong để tạo vị ngọt, tăng khả năng chống viêm. Độ cay của gừng góp phần làm thông mũi, giảm ho. Hạn chế dùng gừng cho trẻ nhỏ, nếu dùng chỉ nên vừa đủ để tránh kích ứng.

Chuối dễ tiêu hóa, chứa kali, cung cấp nước để tránh mất nước khi ốm, giúp người bệnh có thêm năng lượng, phục hồi nhanh hơn. Người bệnh có thể ăn chuối hoặc dùng làm sinh tố, chè, bánh chuối hấp…

Chuối dễ tiêu hóa, chứa kali, cung cấp nước để tránh mất nước khi ốm, giúp người bệnh có thêm năng lượng, phục hồi nhanh hơn. Người bệnh có thể ăn chuối hoặc dùng làm sinh tố, chè, bánh chuối hấp…

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch. Thêm lợi khuẩn vào chế độ ăn hàng ngày giúp cơ thể chống lại cảm lạnh. Ăn sữa chua và trái cây làm tăng giá trị dinh dưỡng, năng lượng mau khỏi ốm.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch. Thêm lợi khuẩn vào chế độ ăn hàng ngày giúp cơ thể chống lại cảm lạnh. Ăn sữa chua và trái cây làm tăng giá trị dinh dưỡng, năng lượng mau khỏi ốm.

Chanh giàu vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng. Pha nước cốt chanh với mật ong trong nước ấm có thể làm dịu cổ họng, bớt ho. Uống hỗn hợp này nhiều lần trong ngày để giữ cho cổ họng ẩm, cung cấp nước làm loãng đờm nhầy, bớt nghẹt mũi.

Chanh giàu vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng. Pha nước cốt chanh với mật ong trong nước ấm có thể làm dịu cổ họng, bớt ho. Uống hỗn hợp này nhiều lần trong ngày để giữ cho cổ họng ẩm, cung cấp nước làm loãng đờm nhầy, bớt nghẹt mũi.

Nghệ với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh góp phần kiểm soát ho và triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng… Thêm nghệ vào các bữa ăn hàng ngày thông qua các món xào, kho, hầm hoặc dùng bột nghệ làm trà, sữa nghệ có tác dụng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh.

Nghệ với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh góp phần kiểm soát ho và triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng… Thêm nghệ vào các bữa ăn hàng ngày thông qua các món xào, kho, hầm hoặc dùng bột nghệ làm trà, sữa nghệ có tác dụng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh.

Tỏi giàu allicin có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Ăn tỏi sống hoặc nấu chín trong bữa ăn hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, ho, chảy nước mũi… Thêm tỏi vào súp, món xào, hầm nếu bạn không ăn sống được. Bạn cũng có thể ngâm tỏi làm rượu, nướng tỏi và cho vào nước ấm để uống.

Tỏi giàu allicin có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Ăn tỏi sống hoặc nấu chín trong bữa ăn hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, ho, chảy nước mũi… Thêm tỏi vào súp, món xào, hầm nếu bạn không ăn sống được. Bạn cũng có thể ngâm tỏi làm rượu, nướng tỏi và cho vào nước ấm để uống.

Anh Chi (Theo WebMD, Livestrong)Ảnh: Bùi Thủy, Bảo Bảo, Anh Chi

Tin liên quan
Tin Nổi bật